Thớt là một vật dụng cần thiết trong mỗi căn bếp, giúp việc cắt thái trở nên dễ dàng hơn.
Nếu bạn vẫn chưa biết nên mua thớt gỗ, thớt tre hay thớt nhựa để dùng thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Quang VN nhé!
Xem nhanh
1. Thớt gỗ
1.1 Cấu tạo, chất liệu của thớt gỗ
Thớt gỗ thường được làm bằng tre, gỗ xà cừ, gỗ nhãn, gỗ ép,… với nhiều hình dáng khác nhau như dạng tròn, hình chữ nhật cho bạn tha hồ lựa chọn. Thớt gỗ là loại thớt được nhiều chị em nội trợ tin dùng vì độ bền cao và an toàn cho sức khỏe.
1.2 Ưu điểm thớt gỗ
- Độ đàn hồi cao, nặng, không trơn chạy khi cắt thái, phù hợp để chặt xương, chặt thịt.
- Bảo vệ lưỡi dao tốt.
- Chống vi khuẩn cũng như bảo vệ môi trường do gỗ sẽ dễ phân hủy hoàn toàn theo thời gian.
- Độ bền cao, chịu nhiệt tốt.
- An toàn cho sức khỏe vì được làm bằng gỗ tự nhiên.
- Giá cả vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng.
1.3 Nhược điểm thớt gỗ
- Dễ bị cong, vênh, nứt, mốc và tạo mùn trên bề mặt nên việc bảo quản khá khó khăn.
- Những loại thớt gỗ có vết nứt dễ bị thẩm thấu nước, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.
- Không thể dùng thớt gỗ trong máy rửa bát đĩa.
- Thớt gỗ có trọng lượng nặng hơn những loại thớt khác.
2. Thớt tre
2.1 Cấu tạo, chất liệu của thớt tre
Thớt tre là sản phẩm thủ công truyền thống được làm từ cây tre, thường được sử dụng để cắt và chuẩn bị thực phẩm trong nền văn hóa nhiều nước Á Đông.
Thớt tre được tạo ra từ một miếng gỗ tre tự nhiên, thường là tre treo hoặc tre mao có độ bền cao và độ co giãn thấp, có khả năng chịu được sự va đập và chất lỏng mà không gây hỏng hóc trong thời gian dài.
2.1 Ưu điểm thớt tre
- Việc sử dụng thớt tre giúp giảm tác động lên môi trường so với việc sử dụng các loại thớt làm từ nhựa hoặc gỗ không tái chế.
- Tre có tính co dãn tự nhiên và độ bền cao giúp thớt tre có khả năng chịu va đập tốt hơn so với nhiều loại gỗ khác. Điều này đảm bảo thớt tre không dễ bị vỡ hoặc nứt trong quá trình sử dụng.
- Thớt tre thường được chế biến và mài mịn màng, tạo ra một bề mặt phẳng và dễ dàng làm sạch. Bề mặt mịn cản trở việc thấm nước và thấm dầu, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám trên thớt.
- Tre chứa một số hợp chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, ngăn chặn một phần vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây hại cho thực phẩm.
- Thớt tre có tính linh hoạt, không gây trầy xước cho lưỡi dao. Điều này làm cho việc cắt cắt trở nên dễ dàng hơn và bảo vệ lưỡi dao khỏi sự mài mòn nhanh chóng.
2.2 Nhược điểm thớt tre
- Thớt tre dễ nứt sau thời gian sử dụng và không chống cắt vật cứng.
- Không thích hợp để cắt các vật cứng, có nhiều khe nhỏ, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Thớt tre thường chứa formaldehyde với số lượng nhỏ có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
3. Thớt nhựa
3.1 Cấu tạo, chất liệu của thớt nhựa
Thớt nhựa cũng là một loại thớt phổ biến, có thể dễ dàng mua ở các siêu thị, cửa hàng gia dụng. Thớt nhựa thường được làm từ nhựa nguyên sinh LDPE, PP hoặc PE. Thớt nhựa có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, vàng, xanh,… và có độ bền khá cao. Thớt nhựa khi ra đời được cho là khắc phục được hầu hết các nhược điểm của thớt gỗ.
3.2 Ưu điểm thớt nhựa
- Màu sắc bắt mắt, đa dạng mẫu mã, thiết kế hiện đại.
- Thớt nhựa khắc phục được những nhược điểm của thớt gỗ.
- Rất nhẹ, không bị thấm nước, ẩm mốc, hạn chế được tình trạng hư hỏng sau thời gian dài sử dụng.
- Dễ dàng treo trên móc, kệ.
- Phù hợp để thái các loại thức ăn chín, đã chế biến, không cần nhiều lực.
- Thớt nhựa có thể được sử dụng an toàn trong máy rửa bát đĩa.
3.3 Nhược điểm thớt nhựa
- Không chịu được lực tác động lớn. Dễ bị biến dạng nếu gặp nhiệt độ cao.
- Dễ bị trơn trượt khi sử dụng để cắt thái.
- Không thích hợp để thái một số thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ vì sẽ rất khó làm sạch.
- Dễ bám vi khuẩn trên bề mặt nhựa đã qua sử dụng hơn.
- Mùi thực phẩm có thể bám lên bề mặt thớt trong thời gian rất lâu.
- Dễ làm cùn dao trong quá trình sử dụng.
4. Nên mua thớt gỗ, thớt tre hay thớt nhựa?
Thớt nhựa dù đã được làm sạch và khử trùng nhiều lần nhưng vi khuẩn vẫn còn bám lại trên bề mặt ở các vết cứa, băm hay chặt trên mặt thớt. Trong khi đó, vi khuẩn sẽ hạn chế xuất hiện trở lại trên bề mặt thớt làm bằng gỗ, ngay cả khi thức ăn được băm chặt nhiều lần bằng lưỡi dao sắc.
Dựa vào tính chất của từng chất liệu thì bạn nên dùng thớt gỗ để cắt thịt, cá sống vì nó có khả năng kháng khuẩn tốt, hạn chế vi khuẩn xâm nhập từ đồ sống. Thớt nhựa nên dùng để cắt trái cây và rau củ vì nó dễ vệ sinh và trên thực tế thớt nhựa lại ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn thớt gỗ.
Không những vậy, thớt nhựa có tuổi thọ ít hơn so với thớt gỗ nên bạn phải thường xuyên thay thế loại thớt này. Điều này vô tình gây ô nhiễm môi trường vì thớt nhựa đã qua sử dụng không thể tái chế được.
Ngoài ra, một chiếc thớt nhựa thường sẽ bị vứt đi ngay khi nó bị hư, trong khi đó thớt gỗ cứng lại có thể dùng được hàng chục năm, thậm chí cả đời mặc dù có thể tốn nhiều chi phí ban đầu.
Thớt tre có ưu điểm về tính linh hoạt và nhẹ nhàng. Chúng thường dễ dàng mang theo và làm sạch, đồng thời cũng ít gây ảnh hưởng đến lưỡi dao. Tuy nhiên, thớt tre có thể bị biến dạng hoặc hỏng nhanh hơn so với thớt gỗ, đòi hỏi người sử dụng cần chăm sóc kỹ càng để duy trì độ bền.
5. Một số lưu ý khi sử dụng thớt
- Không nên sử dụng thớt đã quá cũ: Thớt bị nứt hoặc có các rãnh rất khó làm sạch, dễ dàng cho vi khuẩn sinh sống trong đó. Lúc này bạn nên thay một chiếc thớt mới.
- Không sử dụng 2 mặt thớt: Trong quá trình sử dụng thớt, các mặt phẳng dùng để kê thớt như nền nhà, kệ bếp là nơi không được sạch sẽ và chứa nhiều vi khuẩn. Nếu sử dụng lẫn lộn 2 mặt thớt sẽ không đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Không nên thái rau và thịt sống trên cùng một thớt: Thịt sống rất dễ sản sinh ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường không cao, không ít loại rau còn có thể ăn sống trực tiếp, nếu dùng chung một chiếc thớt rất dễ lây nhiễm vi khuẩn chéo.
- Không dùng miếng thép chà thớt: Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước. Thay miếng thép bằng miếng vải mềm để không bị xước trong quá trình chà rửa thớt.
Trên đây là bài viết chỉ ra nên mua thớt gỗ, thớt tre hay thớt nhựa, loại nào tốt hơn. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thể chọn được loại thớt phù hợp và vệ sinh hơn để sử dụng chế biến thực phẩm an toàn hơn nhé!
Có thể bạn sẽ thích: