5 lý do tại sao không nên để laptop tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt Trời

Photo of author
Written By Phạm Anh Quang

Có thể bạn rất thích ánh nắng Mặt Trời chiếu vào mình, nhưng với chiếc laptop của bạn thì không.

Ánh nắng Mặt Trời rất tốt cho thực vật và nó có thể làm cho tâm trạng con người trở nên tốt hơn, tuy nhiên điều này không đúng với laptop. Nếu bạn vẫn chưa hiểu vấn đề, sau đây sẽ là các lý do vì sao bạn nên giấu chiếc laptop của mình khỏi trời nắng.

Quá nóng

Nguy cơ trực tiếp và đáng chú ý nhất khi bạn sử dụng laptop của mình dưới ánh nắng Mặt Trời là tình trạng quá nhiệt.

Các dòng laptop ngày nay điều có trang bị hệ thống làm mát phức tạp được thiết kế để giữ cho các bộ phận bên trong hoạt động một cách an toàn ở ngưỡng nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, ánh sáng Mặt Trời trực tiếp có thể làm tăng mức nhiệt độ lên, vượt quá mức mà hệ thống làm mát của laptop có thể xử lý.

Hầu hết các laptop đều được trang bị các biện pháp an toàn để ngăn ngừa hư hỏng vĩnh viễn do quá nóng. Nhưng nếu laptop quá nóng, nó có thể tự động tắt để bảo vệ các bộ phận bên trong của nó. Nếu việc tắt máy này diễn ra thường xuyên, nó có thể dẫn đến hao mòn phần cứng, có khả năng làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Ngoài ra, một số thành phần có thể bị hư hỏng không thể phục hồi nếu laptop của bạn tiếp xúc với nhiệt độ cực cao trong thời gian dài. Trong trường hợp xấu nhất, thiết bị có thể bị lỗi hoàn toàn. 

Hỏng màn hình

Ánh sáng mạnh của Mặt Trời có thể gây hại trực tiếp cho màn hình laptop của bạn, đặc biệt nếu nó sử dụng công nghệ LCD (màn hình tinh thể lỏng). Việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng Mặt Trời có thể làm cho màu sắc trên màn hình của bạn bị mờ đi.

Điều này là do các thành phần hữu cơ của màn hình LCD dễ bị ảnh hưởng bởi cả bức xạ cực tím và hồng ngoại. Dẫn đến thay đổi màu sắc và phai màu. Ảnh hưởng này sẽ không xảy ra ngay lập tức, nhưng nó sẽ dần nhiều hơn và rõ nét hơn nếu bạn sử dụng laptop ngoài trời thường xuyên.

Giảm tuổi thọ và gây hư hỏng cho pin

5 lý do tại sao không nên để laptop tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt Trời - Ảnh 2.

Pin rất nhạy cảm với nhiệt, đặc biệt là loại pin lithium-ion thường được sử dụng trong hầu hết các dòng laptop ngày nay. Khi thiết bị tiếp xúc với nhiệt độ cao, nó có thể khiến pin nhiệt độ của pin tăng vượt mức thiết kế cho phép. 

Theo thời gian, điều này có thể làm giảm khả năng sạc của pin, nghĩa là bạn sẽ thấy mình cần phải cắm điện thường xuyên hơn. Hơn nữa, ngày nay hầu hết các dòng laptop điều không có trang bị viên pin rời. Nếu pin của bạn bị hao mòn sớm do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao thì việc thay pin sẽ gây ra khá nhiều rắc rối. Tức là bạn sẽ phải tháo rời một phần chiếc laptop của mình để tiếp cận khu vực ngăn chứa pin bên trong hoặc gửi nó đi bảo trì.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiệt độ quá cao có thể gây ra tình trạng gọi là thoát nhiệt, trong đó nhiệt độ của pin tăng không kiểm soát được, dẫn đến hỏng hóc hoặc cháy nổ nguy hiểm. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ cho chiếc laptop của bạn — và đặc biệt là pin của nó — luôn ở mức nhiệt độ vừa phải.

Biến dạng về ngoại hình

Nhiều dòng laptop ngày nay được thiết kế với thân máy làm bằng nhựa hoặc kim loại, do đó nó dễ dàng bị cong vênh hoặc biến dạng dưới sức nóng gay gắt của ánh nắng trực tiếp. Các bộ phận bằng nhựa có thể bị co giãn và mất hình dạng, trong khi các bộ phận bằng kim loại có thể nóng đến mức gây bỏng nếu chạm vào.

5 lý do tại sao không nên để laptop tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt Trời - Ảnh 3.

Ví dụ: nếu bạn để một món đồ bằng nhựa dưới ánh nắng quá lâu, bạn có thể nhận thấy rằng nó có thể bị biến dạng hoặc cong vênh. Điều tương tự có thể xảy ra với các thành phần nhựa của laptop của bạn, như vỏ hoặc bàn phím. Các bộ phận kim loại, giống như vỏ của một số máy tính xách tay cao cấp hoặc bộ tản nhiệt, có thể trở nên nóng đến mức nguy hiểm, có khả năng gây thương tích. 

Các dòng laptop được thiết kế riêng cho các công việc ngoài trời sẽ được trang bị các vật liệu chống tia cực tím bên ngoài, nhưng nếu bạn chỉ sở hữu một chiếc laptop thông thường thì chỉ nên sử dụng ở ngoài trời trong một khoảng thời gian giới hạn.

Nguy hiểm đến từ tia UV

Tia cực tím (hay tia UV) nói chung điều có hại đối với hầu hết các công nghệ và con người. Trong khi bức xạ hồng ngoại sẽ “nung nóng” chiếc laptop của bạn thì bức xạ tia cực tím có thể gây ra những thay đổi về mặt hóa học trong vật liệu cấu tạo nên thiết bị.

Tia cực tím có thể làm đổi màu hoặc tẩy trắng trên bề mặt chiếc laptop của bạn và việc tiếp xúc lâu dài có thể khiến chúng trở nên giòn và dễ bị nứt gãy. Điều này đặc biệt đúng đối với các dòng laptop cũ, vốn không được chế tạo bằng các vật liệu chống tia cực tím.

Vì vậy, mặc dù làm việc hoặc vui chơi dưới ánh Mặt Trời nghe có vẻ hấp dẫn nhưng điều quan trọng là phải xem xét những thiệt hại tiềm ẩn của nó. Hãy nên sử dụng laptop trong môi trường mát mẻ, có bóng râm sẽ luôn là việc làm an toàn cho thiết bị của bạn. 

Điều này không chỉ giúp đảm bảo tuổi thọ của thiết bị mà còn mang lại trải nghiệm thoải mái hơn cho người dùng.

Viết một bình luận