Máy đo huyết áp là thiết bị y tế phổ biến, được sử dụng ở bệnh viện, các cơ sở y tế, đặc biệt là loại máy đo huyết áp cơ. Hãy cùng Quang VN tìm hiểu máy đo huyết áp cơ là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp cơ ở bài viết này nhé!

1. Máy đo huyết áp cơ là gì?

Máy đo huyết áp cơ là thiết bị y tế được sử dụng để đo huyết áp dựa trên những nguyên lý hoạt động đơn giản. Thiết bị sẽ tạo ra một áp lực lớn hơn áp suất tâm thu dự kiến lên mạch, làm ngăn chặn sự chuyển động của dòng máu, sau đó giảm áp lực từ từ.

Kết quả thu được các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương thông qua việc lắng nghe của những chuyển động của dòng máu chảy qua mạch. Máy đo huyết áp cơ hiện nay được sử dụng phổ biến trong bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế.

2. Cấu tạo của máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Vòng bít: Được làm từ vải với kích thước khác nhau, đặt quanh cánh tay để đo áp lực của máu.
  • Quả bóp cao su: Là công cụ bơm hơi vào vòng bít nhằm tạo áp lực để đo huyết áp.
  • Đồng hồ đo: Là bộ phận hiển bị các chỉ số huyết áp, đơn vị đo là mmHg, giúp người dùng theo dõi sức khỏe tốt hơn.
  • Ống nghe: Khuếch đại âm thanh, giúp phát hiện âm thanh mạch đập dễ dàng hơn.

3. Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ hoạt động dựa trên nguyên lý đo áp lực khí trong ống dẫn. Khi người dùng bóp quả bóp, vòng bít trên cánh tay sẽ tạo ra áp lực ngăn chặn sự lưu thông của máu trong động mạch. Lúc này, máy sẽ bơm khí vào vòng bít để tạo áp lực và ngắt dòng chảy máu hoàn toàn.

Khi van được mở, khí trong vòng bít được giảm dần để tạo ra một áp suất nhỏ hơn. Khi áp lực được tạo ra bởi vòng bít bằng với huyết áp tâm thu thì máu sẽ đi qua vòng bít và tạo ra âm thanh có thể nghe được thông qua ống nghe.

Áp lực vòng bít tạo ra vẫn sẽ tiếp tục giảm xuống cho đến khi âm thanh biến mất. Lúc này, áp lực của vòng bít đã thấp hơn huyết áp tâm trương của động mạch. Ngay thời điểm âm thanh biến mất, chỉ số hiển thị trên đồng hồ đo cũng chính là huyết áp tâm trương cần đo.

4. Ưu và nhược điểm của máy đo huyết áp cơ

Ưu điểm:

  • Giá thành thấp: Máy đo huyết áp cơ có giá bán khoảng 0.3 – 1 triệu đồng (cập nhật 05/2023 và có thể thay đổi theo thời gian), rẻ hơn so với các loại máy đo huyết áp khác trên thị trường.
  • Dễ sử dụng: Máy đo huyết áp cơ không cần sử dụng pin hay nguồn điện mà chỉ cần bơm bằng tay để đo huyết áp. Do đó, việc sử dụng máy đo huyết áp cơ rất đơn giản và dễ dàng.
  • Độ bền cao: Máy đo huyết áp cơ có độ bền cao, chống va đập tốt nhờ được làm từ chất liệu cao cấp.

Nhược điểm:

  • Khó xác định kết quả: Người sử dụng cần có một trình độ chuyên môn nhất định hoặc có hiểu biết và sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng cách.
  • Không chính xác: Kết quả đo được trên máy đo huyết áp cơ thường không chính xác cao như các loại máy đo huyết áp kỹ thuật số trên thị trường.
  • Phức tạp: Bạn cần thường xuyên điều chỉnh đồng hồ đo để tránh sai số dụng cụ.

5. Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ

Chuẩn bị trước khi đo

Trước khi đo bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: ống nghe, vòng bít, quả bóp cao su, đồng hồ đo. Người được đo huyết áp nên ngồi ở tư thế thả lỏng, có thể ngồi nghỉ, thư giãn khoảng 5 phút để huyết áp ổn định. Sau đó, bạn hãy đặt tay ngay ngắn trên mặt phẳng cao ngang ngực.

Tiến hành đo huyết áp

Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí mạch bằng cách ấn nhẹ ngón tay trỏ vào giữa phần phía trong khuỷu tay. Sau đó, bạn hãy đeo vòng bít vào cánh tay, quấn chặt vừa phải và dán mép cố định lại sao cho vòng bít cách khuỷu tay khoảng 2 – 3cm.

Đưa loa ống nghe vào dưới vòng bít, ngay vị trí mạch được xác định và đặt ống nghe vào tai để đảm bảo nghe được rõ mạch. Sau đó, bạn hãy tiến hành bóp bóng bơm hơi cho tới khi không nghe thấy tiếng đập nữa thì hãy tiếp tục bơm hơi để tăng áp lực vòng bít thêm khoảng 30mmHg.

Khi đã hoàn tất, bạn hãy mở van từ từ để xả hơi ra khỏi vòng bít với tốc độ vừa phải nhằm tránh làm ảnh hưởng đến kết quả đo được.

Đọc kết quả

Sau khi xả hơi, bạn hãy để ý thật kỹ âm thanh mạch qua ống nghe cũng như các chỉ số hiển thị trên bề mặt đồng hồ đo. Huyết áp tâm thu được tính từ hai tiếng đập liên tiếp đầu tiên. Huyết áp tâm trương được tính từ khi tiếng đập cuối cùng mất đi.

6. Một số lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp cơ

  • Chọn vòng bít có kích cỡ phù hợp với bắp tay sẽ giúp đảm bảo độ chính xác của kết quả đo. Vòng bít quá chật hoặc quá rộng đều có thể dẫn đến sai số trong kết quả đo.
  • Thả lỏng cơ thể trước khi đo cũng là một lưu ý quan trọng. Nếu cơ thể căng thẳng, đặc biệt là cơ bắp tay, thì kết quả đo huyết áp sẽ không chính xác.
  • Tư thế đo huyết áp cũng cần được đảm bảo chuẩn xác, nên ngồi thẳng lưng, đặt tay phải lên bàn tay trái hoặc trên đùi bên trái để đảm bảo rằng tay nằm ở mức bằng tim và vòng bít ở phía trên cùi trống.
  • Không sử dụng các chất kích thích hay vận động mạnh trước 30 phút đo vì có thể làm tăng huyết áp đột ngột, máy đo cho kết quả không chính xác, do đó bạn cũng nên tránh các hoạt động này trước khi đo huyết áp.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về máy đo huyết áp cơ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp cơ.

Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!

Nguồn Điện Máy Xanh

Có thể bạn sẽ thích:

Bình luận